Con gái dậy thì và chàng gia sư
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Con gái dậy thì và chàng gia sư
Thấy hơi mệt, chị Hằng xin về sớm. Mở cửa nghe tiếng nhạc trên phòng con inh ỏi, chị bước lên tầng hai. Choáng váng, chị không tin vào mắt mình: “Cậu gia sư và cô con gái 17 tuổi của chị đang ôm nhau không mảnh vải che thân”.
Chị Hằng tức giận, tắt dàn âm thanh, quát ầm ĩ: “Anh làm cái trò gì thế này? Ra khỏi nhà tôi ngay!”. Đôi trai gái luống cuống. Chưa kịp vung tay đuổi cậu gia sư, chị đã bị con gái ngăn lại: “Con yêu anh ấy. Mẹ đừng có ngăn cấm”.
Chị gọi điện ngay bắt chồng về giải quyết chuyện gia đình. Cô con gái khóc tru tréo: “Mẹ mà cấm là con bỏ nhà theo anh ấy luôn”. Chị vừa thương con, vừa thấy giận chính mình. Từ trước đến nay chị quên rằng con gái đang tuổi mới lớn.
Thảo, con gái chị, đang là học sinh lớp 11. Nhà khá giả, lại con một nên Thảo rất được chiều, lúc nào cũng ngúng nguẩy. Cô bé lớn nhất lớp, sành điệu nhất lớp và cũng học kém nhất lớp.
Nhiều gia sư giỏi từng phải “bó tay” trước cô học trò cứng đầu. Vậy mà Tuấn lần đầu tiên đến đã trị được Thảo. Sau một thời gian ngắn, tình hình học tập của Thảo được cải thiện. Chị Hằng không còn phải muối mặt đến nhà cô chủ nhiệm vì con. Cậu gia sư sinh viên nhìn cũng hiền lành, lại do người quen giới thiệu nên chị Hằng an tâm lắm. Vì con, chị không tiếc gì, tháng nào cũng thêm tiền bồi dưỡng cho Tuấn.
Do việc công ty luôn bận, chuyện học hành của con gái chị giao hết cho Tuấn. Tuần ba buổi chiều, Tuấn dạy kèm cho Thảo. Nhiều lần, nhà trường mời họp hành phụ huynh, chị cũng nhờ Tuấn đi hộ. Chị chẳng có thời gian hỏi ham nói chuyện với con, về đến nhà là lo cơm nước, giặt giũ rồi chợp mắt. Chồng chị cũng đi suốt cũng chẳng mấy khi quan tâm đến chuyện học hành của con.
Một khoảng thời gian dài, chị không để mắt tới cô con gái đang tuổi dậy thì với những tò mò, thắc mắc đầu đời. Tuấn, anh chàng sinh viên đẹp trai lại tâm lý nên nhanh ****ng lấy được cảm tình của Thảo. Thỉnh thoảng, tan học có Tuấn đứng chờ, Thảo nửa đùa, nửa thật: “Người yêu tao đó”.
Tuấn chủ động tấn công Thảo bằng những tin nhắn ngọt ngào và những lời an ủi, chia sẻ khi Thảo buồn. Chàng sinh viên đầu độc cô bé cấp ba non nớt bằng những quyển truyện tranh, những băng đĩa có nội dung không lành mạnh. Có lần đi xem ở rạp trong bóng tối, Tuấn đã lợi dụng động chạm chân tay vào người Thảo.
Rồi Thảo qua bài học đầu tiên về “vượt rào”. Những giờ học đã biến thành những buổi xem phim, nhảy nhót rồi “đóng phim tình cảm”. Cô học trò ngoan say sưa nghe theo lời thày dạy. Thảo càng đỏm dáng, suốt ngày lo ăn diện. Kết quả học hành của Thảo sa sút mà chị Hằng không hay biết.
Chuyện con gái sa bẫy gia sư vỡ lở, cả nhà như có đám. Chồng chị Hằng đi ra đi vào không nói một câu. Chị nổi quạu: “Anh là bố mà không dạy bảo con. Suốt ngày đổ lên đầu em. Cứ có tội gì lại bảo là tại mẹ”.
Thấy bố mẹ to tiếng, Thảo vừa khóc vừa nói: “Con yêu anh ấy. Nếu bố mẹ cấm, con sẽ bỏ nhà theo anh ấy. Con chán học lắm rồi. Chỉ có anh ấy là người hiểu con. Bố mẹ ai cũng chỉ biết lo cho mình”.
Từng lời của con gái như nhát dao cắt vào lòng, chị Hằng nghẹn ngào. Chị ân hận vì đã không dành nhiều thời gian cho nó. Những thắc mắc của con, chị thấy ngại trả lời, rồi lảng tránh. Chuyện học hành cũng để gia sư tự quyết định. Chẳng bao giờ chị tìm hiểu con mình đang học gì, làm gì với gia sư trong những buổi chiều nhà đi vắng. Sự việc là lời cảnh báo khiến chị giật mình.
Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc phụ huynh mải lo kiếm tiền mà bỏ bẵng nhiệm vụ giáo dục con. Điều kiện vật chất tốt cho con chưa đủ, quan trọng là xây dựng đạo đức và nhân cách tốt cho chúng. Muốn vậy, cần thường xuyên quan tâm sát sao, để mắt đến con, hướng dẫn con kịp thời trong những trường hợp cần thiết.
Chị Hằng tức giận, tắt dàn âm thanh, quát ầm ĩ: “Anh làm cái trò gì thế này? Ra khỏi nhà tôi ngay!”. Đôi trai gái luống cuống. Chưa kịp vung tay đuổi cậu gia sư, chị đã bị con gái ngăn lại: “Con yêu anh ấy. Mẹ đừng có ngăn cấm”.
Chị gọi điện ngay bắt chồng về giải quyết chuyện gia đình. Cô con gái khóc tru tréo: “Mẹ mà cấm là con bỏ nhà theo anh ấy luôn”. Chị vừa thương con, vừa thấy giận chính mình. Từ trước đến nay chị quên rằng con gái đang tuổi mới lớn.
Thảo, con gái chị, đang là học sinh lớp 11. Nhà khá giả, lại con một nên Thảo rất được chiều, lúc nào cũng ngúng nguẩy. Cô bé lớn nhất lớp, sành điệu nhất lớp và cũng học kém nhất lớp.
Nhiều gia sư giỏi từng phải “bó tay” trước cô học trò cứng đầu. Vậy mà Tuấn lần đầu tiên đến đã trị được Thảo. Sau một thời gian ngắn, tình hình học tập của Thảo được cải thiện. Chị Hằng không còn phải muối mặt đến nhà cô chủ nhiệm vì con. Cậu gia sư sinh viên nhìn cũng hiền lành, lại do người quen giới thiệu nên chị Hằng an tâm lắm. Vì con, chị không tiếc gì, tháng nào cũng thêm tiền bồi dưỡng cho Tuấn.
Do việc công ty luôn bận, chuyện học hành của con gái chị giao hết cho Tuấn. Tuần ba buổi chiều, Tuấn dạy kèm cho Thảo. Nhiều lần, nhà trường mời họp hành phụ huynh, chị cũng nhờ Tuấn đi hộ. Chị chẳng có thời gian hỏi ham nói chuyện với con, về đến nhà là lo cơm nước, giặt giũ rồi chợp mắt. Chồng chị cũng đi suốt cũng chẳng mấy khi quan tâm đến chuyện học hành của con.
Một khoảng thời gian dài, chị không để mắt tới cô con gái đang tuổi dậy thì với những tò mò, thắc mắc đầu đời. Tuấn, anh chàng sinh viên đẹp trai lại tâm lý nên nhanh ****ng lấy được cảm tình của Thảo. Thỉnh thoảng, tan học có Tuấn đứng chờ, Thảo nửa đùa, nửa thật: “Người yêu tao đó”.
Tuấn chủ động tấn công Thảo bằng những tin nhắn ngọt ngào và những lời an ủi, chia sẻ khi Thảo buồn. Chàng sinh viên đầu độc cô bé cấp ba non nớt bằng những quyển truyện tranh, những băng đĩa có nội dung không lành mạnh. Có lần đi xem ở rạp trong bóng tối, Tuấn đã lợi dụng động chạm chân tay vào người Thảo.
Rồi Thảo qua bài học đầu tiên về “vượt rào”. Những giờ học đã biến thành những buổi xem phim, nhảy nhót rồi “đóng phim tình cảm”. Cô học trò ngoan say sưa nghe theo lời thày dạy. Thảo càng đỏm dáng, suốt ngày lo ăn diện. Kết quả học hành của Thảo sa sút mà chị Hằng không hay biết.
Chuyện con gái sa bẫy gia sư vỡ lở, cả nhà như có đám. Chồng chị Hằng đi ra đi vào không nói một câu. Chị nổi quạu: “Anh là bố mà không dạy bảo con. Suốt ngày đổ lên đầu em. Cứ có tội gì lại bảo là tại mẹ”.
Thấy bố mẹ to tiếng, Thảo vừa khóc vừa nói: “Con yêu anh ấy. Nếu bố mẹ cấm, con sẽ bỏ nhà theo anh ấy. Con chán học lắm rồi. Chỉ có anh ấy là người hiểu con. Bố mẹ ai cũng chỉ biết lo cho mình”.
Từng lời của con gái như nhát dao cắt vào lòng, chị Hằng nghẹn ngào. Chị ân hận vì đã không dành nhiều thời gian cho nó. Những thắc mắc của con, chị thấy ngại trả lời, rồi lảng tránh. Chuyện học hành cũng để gia sư tự quyết định. Chẳng bao giờ chị tìm hiểu con mình đang học gì, làm gì với gia sư trong những buổi chiều nhà đi vắng. Sự việc là lời cảnh báo khiến chị giật mình.
Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc phụ huynh mải lo kiếm tiền mà bỏ bẵng nhiệm vụ giáo dục con. Điều kiện vật chất tốt cho con chưa đủ, quan trọng là xây dựng đạo đức và nhân cách tốt cho chúng. Muốn vậy, cần thường xuyên quan tâm sát sao, để mắt đến con, hướng dẫn con kịp thời trong những trường hợp cần thiết.
GirlSpace- Ma Mới
- Tổng số bài gửi : 14
Registration date : 22/01/2008
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết