Những tượng đá học sinh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những tượng đá học sinh
Sự lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học mà còn có tác động tiêu cực trong tương lai. Chúng ta sẽ có những thế hệ trẻ luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước cơ quan, đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, đối diện cái sai trái...
Những tượng đá học sinh
Một giáo viên, tổ trưởng của một trường THPT miền núi huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) than phiền: "Thực tế lâu nay học sinh trường em rất lười phát biểu bài. Thầy cô giáo đặt câu hỏi ra, rồi tự trả lời thôi".
Tình trạng học sinh thụ động, không chịu phát biểu xây dựng bài cũng đang là vấn đề làm đau đầu đối với thầy cô giáo ở nhiều trường THPT tỉnh Quảng Ngãi, nơi tôi đang công tác.
Bảy, tám năm về trước, mỗi khi nhà trường, đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua học tập tốt nhân những ngày lễ lớn thì tinh thần học tập, tinh thần phát biểu bài trong học sinh, trong các khối lớp khí thế, rầm rộ ghê lắm.
Sau tiết học, thầy trò bước ra khỏi lớp cảm thấy lòng dạ nhẹ nhàng, nét mặt rạng rỡ, tươi cười. Còn mấy năm gần đây, cũng phát động như thế, thậm chí đưa ra nhiều biện pháp kích thích, thúc đẩy hơn, nhưng kết quả, khí thế thì không được một phần mười của các năm trước.
Các thầy cô đang giảng dạy ở các trường có tiếng hoặc đạt chuẩn quốc gia cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Thậm chí trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) phỉa mở cả một cuộc khảo sát nhỏ lấy ý kiến học sinh về chính vấn đề của các em: “vì sao học sinh ít giơ tay phát biểu". Đây cũng là cách để giáo viên tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục điều chỉnh.
Ngay cả chương trình phân ban, được đánh giá sẽ khơi dậy được vai trò, chủ thể tích cực của học sinh, song thực tế, dần dà, càng về sau càng quay lại như cũ. Người thầy, cô giáo sẽ buồn chán, tiết dạy sẽ đơn điệu biết bao, khi thiếu vắng những cánh tay học trò giơ lên.
Nói rộng và sâu xa ra, sự lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh bậc THPT, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học mà còn có tác động tiêu cực trong tương lai, khi những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước cơ quan, đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, đối diện cái sai trái...? Thế hệ trẻ mà có nhiều hạn chế, khiếm khuyết như vậy thì làm sao thúc đẩy được phát triển của đất nước đi lên?
Rõ ràng, học sinh càng lên lớp lớn càng lười, càng ngại phát biểu trong giờ học. Hiện tượng này rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ, bàn bạc và cùng nhau tìm cách giải quyết.
Hãy cho giáo viên thực quyền
Qua làm trắc nghiệm với khoảng 50 học sinh cấp ba, ở nhiều trường khác nhau và qua thực tế, kinh nghiệm của người đang làm công tác "trồng người" ở cấp học này, chúng tôi thâu tóm ra đây một số nguyên nhân chính của thực trạng trên.
Thứ nhất là, do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay không có kiến thức để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Thứ hai là, nhiều học sinh thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt dè khi đứng lên và trả lời trước đám đông. Các học sinh nữ lại càng rụt rè hơn.
Thứ ba là, khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy của thầy, cô giáo còn hạn chế, chưa cuốn hút, chưa sinh động, thiếu những câu hỏi hay, vừa sức, gây hứng thú, gợi suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh, còn nặng nề đọc- chép".
Để khắc phục sự im lặng như tượng đá của học sinh trong các giờ học, có giáo viên đã dùng "chiêu" cộng, thưởng điểm, hoặc miễn cho bài những bài kiểm tra 15, 1 tiết trở lên. Song, tác dụng là rất ít, và không duy trì được lâu, vì quanh đi quẩn lại chỉ có một số ít học sinh khá, giỏi mà thôi.
Theo chúng tôi, để tìm lời giải cho thực trạng trên không phải là quá khó, vấn đề là chúng ta có dám nhìn thẳng sự thật và làm thật hay không?
Để giải quyết tốt cho nguyên nhân thứ nhất của vấn đề, đương nhiên cần tới nhiều biện pháp, nhưng theo tôi biện pháp quan trọng nhất là thầy cô giáo cần phải được giao nhiều "quyền lực" hơn trong việc xử lí những học sinh lười học, học yếu kém, không bao giờ phát biểu bài.
Ví dụ, giáo viên có thực quyền buộc những học sinh đó phải ở lại lớp, chứ không chịu bất cứ sức ép nặng nề nào.
Mặt khác, việc nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt, phương pháp sư phạm của mỗi thầy cô cũng được xem là có tính quyết định tạo ra không khí, tinh thần học tập tích cực, sôi nổi... trong học sinh.
Vậy thì, ngành giáo dục phải lo chọn lựa và đào tạo thật tốt cho xã hội, cho học sinh một đội ngũ giáo viên vừa có tâm vừa có tài. Thầy cô giáo đều giỏi thì tất nhiên sẽ biết cách để học cuốn hút, phát biểu theo bài dạy của mình.
Những tượng đá học sinh
Một giáo viên, tổ trưởng của một trường THPT miền núi huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) than phiền: "Thực tế lâu nay học sinh trường em rất lười phát biểu bài. Thầy cô giáo đặt câu hỏi ra, rồi tự trả lời thôi".
Tình trạng học sinh thụ động, không chịu phát biểu xây dựng bài cũng đang là vấn đề làm đau đầu đối với thầy cô giáo ở nhiều trường THPT tỉnh Quảng Ngãi, nơi tôi đang công tác.
Bảy, tám năm về trước, mỗi khi nhà trường, đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua học tập tốt nhân những ngày lễ lớn thì tinh thần học tập, tinh thần phát biểu bài trong học sinh, trong các khối lớp khí thế, rầm rộ ghê lắm.
Sau tiết học, thầy trò bước ra khỏi lớp cảm thấy lòng dạ nhẹ nhàng, nét mặt rạng rỡ, tươi cười. Còn mấy năm gần đây, cũng phát động như thế, thậm chí đưa ra nhiều biện pháp kích thích, thúc đẩy hơn, nhưng kết quả, khí thế thì không được một phần mười của các năm trước.
Các thầy cô đang giảng dạy ở các trường có tiếng hoặc đạt chuẩn quốc gia cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Thậm chí trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) phỉa mở cả một cuộc khảo sát nhỏ lấy ý kiến học sinh về chính vấn đề của các em: “vì sao học sinh ít giơ tay phát biểu". Đây cũng là cách để giáo viên tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục điều chỉnh.
Ngay cả chương trình phân ban, được đánh giá sẽ khơi dậy được vai trò, chủ thể tích cực của học sinh, song thực tế, dần dà, càng về sau càng quay lại như cũ. Người thầy, cô giáo sẽ buồn chán, tiết dạy sẽ đơn điệu biết bao, khi thiếu vắng những cánh tay học trò giơ lên.
Nói rộng và sâu xa ra, sự lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh bậc THPT, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học mà còn có tác động tiêu cực trong tương lai, khi những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước cơ quan, đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, đối diện cái sai trái...? Thế hệ trẻ mà có nhiều hạn chế, khiếm khuyết như vậy thì làm sao thúc đẩy được phát triển của đất nước đi lên?
Rõ ràng, học sinh càng lên lớp lớn càng lười, càng ngại phát biểu trong giờ học. Hiện tượng này rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ, bàn bạc và cùng nhau tìm cách giải quyết.
Hãy cho giáo viên thực quyền
Qua làm trắc nghiệm với khoảng 50 học sinh cấp ba, ở nhiều trường khác nhau và qua thực tế, kinh nghiệm của người đang làm công tác "trồng người" ở cấp học này, chúng tôi thâu tóm ra đây một số nguyên nhân chính của thực trạng trên.
Thứ nhất là, do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay không có kiến thức để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Thứ hai là, nhiều học sinh thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt dè khi đứng lên và trả lời trước đám đông. Các học sinh nữ lại càng rụt rè hơn.
Thứ ba là, khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy của thầy, cô giáo còn hạn chế, chưa cuốn hút, chưa sinh động, thiếu những câu hỏi hay, vừa sức, gây hứng thú, gợi suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh, còn nặng nề đọc- chép".
Để khắc phục sự im lặng như tượng đá của học sinh trong các giờ học, có giáo viên đã dùng "chiêu" cộng, thưởng điểm, hoặc miễn cho bài những bài kiểm tra 15, 1 tiết trở lên. Song, tác dụng là rất ít, và không duy trì được lâu, vì quanh đi quẩn lại chỉ có một số ít học sinh khá, giỏi mà thôi.
Theo chúng tôi, để tìm lời giải cho thực trạng trên không phải là quá khó, vấn đề là chúng ta có dám nhìn thẳng sự thật và làm thật hay không?
Để giải quyết tốt cho nguyên nhân thứ nhất của vấn đề, đương nhiên cần tới nhiều biện pháp, nhưng theo tôi biện pháp quan trọng nhất là thầy cô giáo cần phải được giao nhiều "quyền lực" hơn trong việc xử lí những học sinh lười học, học yếu kém, không bao giờ phát biểu bài.
Ví dụ, giáo viên có thực quyền buộc những học sinh đó phải ở lại lớp, chứ không chịu bất cứ sức ép nặng nề nào.
Mặt khác, việc nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt, phương pháp sư phạm của mỗi thầy cô cũng được xem là có tính quyết định tạo ra không khí, tinh thần học tập tích cực, sôi nổi... trong học sinh.
Vậy thì, ngành giáo dục phải lo chọn lựa và đào tạo thật tốt cho xã hội, cho học sinh một đội ngũ giáo viên vừa có tâm vừa có tài. Thầy cô giáo đều giỏi thì tất nhiên sẽ biết cách để học cuốn hút, phát biểu theo bài dạy của mình.
Tuyet Nhi- Tiểu Yêu
- Tổng số bài gửi : 76
Registration date : 23/01/2008
Similar topics
» Cuốn sách giúp học sinh ôn thi đại học !!!!
» Nụ hôn theo ngày sinh
» Sinh viên tò mò xem phim ''đen''
» Học sinh coi sex là chuyện thường
» tuyết rơi đêm giáng sinh
» Nụ hôn theo ngày sinh
» Sinh viên tò mò xem phim ''đen''
» Học sinh coi sex là chuyện thường
» tuyết rơi đêm giáng sinh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết